Kinh nghiệm lái xe đường trường là những điều rất cần thiết với các tài xế mới. Bởi, những mẹo này sẽ giúp cho hành trình lái xe của họ được thuận lợi và an toàn hơn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí tới bạn đọc 15 kinh nghiệm lái xe đường dài cực hữu ích cho các tài xế mới.

kinh-nghiem-lai-xe-duong-truong-cho-tai-xe-moi
Kinh nghiệm lái xe đường trường cho tài xế mới

Những kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn và hữu ích

1. Không phóng nhanh vượt ẩu là kinh nghiệm lái xe đường trường quan trọng

Không phóng nhanh vượt ẩu là một trong những kinh nghiệm lái xe đường trường quan trọng hàng đầu mà mọi tài xế đều cần phải ghi nhớ. Bởi hằng năm, số tai nạn giao thông do phóng nhanh, vượt ẩu đều chiếm tỷ lệ cao. Việc phóng xe quá nhanh, thậm chí vượt quá tốc độ cho phép, sẽ dẫn đến vi phạm giao thông, khiến hành trình lái xe đường dài của tài xế không được suôn sẻ, thuận lợi như ý muốn. Hơn thế, khi phóng quá nhanh, người lái sẽ khó làm chủ cung đường đang đi, dễ dẫn tới những tai nạn giao thông, gây tổn hại đến cả tài sản và người.

2. Giảm tốc đúng nơi, đúng lúc

kinh-nghiem-lai-xe-duong-truong-an-toan
Giảm tốc đúng nơi, đúng lúc

Ngoài không phóng nhanh, vượt ẩu, các tài xế lái xe đường trường cũng nên chú ý giảm tốc đúng nơi, đúng lúc. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho mình và cả các phương tiện tham gia giao thông khác.
Cụ thể, khi đi qua chợ hay các khu đông dân cư, người lái nên giảm tốc độ thật chậm để tránh va chạm phải người dân. Khi lái xe vào ban đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu (mưa bão, sương mù…), tầm nhìn sẽ bị hạn chế. Do đó, người lái cần giảm tốc chậm lại, phòng khi có tình huống phát sinh sẽ dễ dàng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, các lái xe mới cũng nên đặc biệt chú ý quan sát đường đi và chủ động giảm tốc khi thấy các biển như: đường giao nhau, giao nhau với đường không ưu tiên… Trường hợp này thường xuất hiện trên các tỉnh lộ.

3. Xin vượt và nhường đường cho xe xin vượt đúng quy định

Trong hành trình lái xe đường dài, khi muốn vượt lên xe phía trước, người lái cần bật tín hiệu xin vượt – bật đèn xi nhan – và phải đếm tối thiểu 3 giây rồi mới vượt. Việc vừa bật đèn xi nhan đã vượt ngay sẽ khiến lái xe phía sau không kịp trở tay, rất dễ gây ra tai nạn. Người lái càng tuyệt đối tránh vượt rồi mới xi nhan. Đây không những là hành vi ý thức kém, dễ gây tai nạn mà còn là hành vi vi phạm luật giao thông.
Để an toàn hơn, trước khi vượt, người lái có thể bấm còi 1, 2 cái. Cùng với đó người lái cũng nên nhìn qua kính chiếu hậu để chắc chắn xe phía sau mình không có ý định vượt lên.
Đối với các xe phía sau xin vượt, bạn hãy xi nhan phải, không đạo chân ga và nhấp thắng nhẹ. Nếu không vướng chướng ngại vật, bạn có thể lách nhẹ xe qua bên phải một chút, để xe phía sau vượt lên được dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng, các lái xe không nên cố tình ép trái hay tăng ga để không cho xe phía sau vượt. Điều này không những phản ánh văn hóa tham gia giao thông kém, mà còn dễ gây nguy hiểm cho cả hai xe.

4. Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện cùng tham gia giao thông khác

kinh-nghiem-lai-xe-duong-truong
Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác

Nhiều tài xế lo ngại nếu giữ đúng khoảng cách an toàn có thể sẽ bị xe máy “lấp chỗ trống”. Thực tế này thường xảy ra ở thành phố, do lượng xe tham gia giao thông quá lớn. Thế nhưng các tài xế mới không nên vì thực tế này mà bỏ qua nguyên tắc giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. Đặc biệt khi lái xe đường dài trên các quốc lộ, nếu không giữ khoảng cách an toàn, bám quá sát ô tô phía trước, thì khi xe trước gặp tình huống bất ngờ phải đột ngột giảm tốc để xử lý, nguy cơ xảy ra va chạm là rất cao.
Do đó, luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác là kinh nghiệm lái xe đường trường quan trọng với mọi tài xế.

5. Tránh xe ngược chiều lấn làn

Khi lái xe đi đường, nhất là lái xe đường dài, bạn rất có thể sẽ gặp trường hợp xe đi ngược chiều lấn làn. Khi này, các tài xế mới nên bình tĩnh xử lý tình huống.
Trước tiên, bạn cần nhấn xi nhan phải, liếc nhanh kính hậu rồi quay sang phải để xem bên hông xe mình có ai không. Nếu không có ai, bạn cần lập tức tấp vào lề phải, dừng lại nếu cần để tránh xe ngược chiều lấn làn. Đây là cách xử lý nhanh, giảm thiểu tối đa nguy cơ va chạm và tai nạn cho 2 xe và các phương tiện tham gia giao thông khác.
Để chủ động hơn xử lý những tình huống bất ngờ như trên, các chủ xe, nhất là người mới lái xe nên trang bị cho xế yêu của mình các thiết bị thông hỗ trợ lái xe an toàn như: màn hình thông minh, camera 360 độ, cảm biến áp suất lốp.
Ví dụ như với trường hợp trên, nếu bạn lắp màn hình thông minh và có đồng camera 360, bạn không phải nhìn phân tâm, nhanh mắt để nhìn gương, nhìn trước sau quá nhiều. Thay vào đó, camera 360 sẽ thu trọn góc rộng hình ảnh xung quanh xe của bạn, bạn chỉ cần nhìn vào màn hình thông minh, đánh lái chuẩn xác là đã có thể xử lý nhanh chóng tính huống phát sinh.

>>> Tham khảo NAVIPLAY N360, trọn bộ màn hình thông minh và cam 360 hot nhất hiện nay

6. Hạn chế phanh gấp

kinh-nghiem-lai-xe-o-to-duong-truong
Hạn chế phanh gấp khi lái xe

Nếu không phải trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng, các tài xế nên tuyệt đối không phanh gấp. Bởi hành động này sẽ gây nguy hiểm tài sản và tính mạng cho cả tài xế và các phương tiện tham gia giao thông khác. Đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ, hầu hết các xe đều chạy với vận tốc rất nhanh, nếu có 1 xe phanh gấp các xe theo sau rất khó xử lý tình huống, dễ kéo theo va chạm và tai nạn hàng loạt.

7. Lái xe theo kiểu phòng thủ

Khi mới lái xe, các tài xế nên lưu ý một kinh nghiệm lái xe đường trường an toàn là cần lái xe theo kiểu phòng thủ. Lý do là bởi trên hành trình lái xe, bất cứ khi nào bạn cũng có thể gặp phải những trường hợp như: Người đi bộ đi ra từ phía con lươn khó quan sát, xe máy bất chợt quay đầu, xe tải bất ngờ lấn sang trái để né phương tiện nào đó…
Thực tế, lái xe theo kiểu phòng thủ chỉ đơn giản là các tài xế làm chủ được tốc độ lái xe của mình (trong mức pháp luật cho phép) và luôn tỉnh táo quan sát đường đi để phát hiện và xử lý sớm những tình huống bất ngờ. Với các trường hợp nêu trên, nếu tài xế tuân thủ nguyên tắc lái xe theo kiểu phòng thủ thì sẽ hạn chế được khả năng xảy ra tai nạn. Một số trường hợp quá khó, tai nạn có thể xảy ra nhưng cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng hơn.

8. Đi chậm lại và tạm dừng để quan sát khi từ đường nhỏ ra đường lớn

Ở những khúc giao nhau giữa đường nhỏ và đường lớn, nếu không có cột đèn giao thông thì trước khi lái xe đổ ra đường lớn, các tài xế nên đi chậm lại hoặc dừng một chút để quan sát rồi mới rẽ. Bởi thường trên đường lớn có rất nhiều ô tô tải, Container di chuyển với vận tốc rất nhanh, nguy cơ xảy ra tai nạn với mức độ thương vong nặng là cực cao.

9. Cảnh giác khi chạy sát con lươn

Nhiều lái xe vô tư chạy sát con lươn vì cho rằng chỉ cần cẩn thận quan sát phần đường bên phải là đủ. Nhưng đây là suy nghĩ rất sai lầm. Vì khi chạy sát con lươn, tài xế và xe có thể gặp nhiều tình huống bất ngờ, khó xử lý dẫn tới tai nạn. Ví dụ như: xe máy lách vào chạy giữa xe bạn và con lươn, người đi bộ đột ngột băng qua đường…
Do đó, kinh nghiệm lái xe đường trường cho các tài xế mới là phải cảnh giác cao độ khi lái xe chạy sát con lươn.

10. Buồn ngủ thì không lái xe

kinh-nghiem-lai-xe-duong-truong-cho-tai-xe
Buồn ngủ không nên lái xe

Khi đã buồn ngủ thì tuyệt đối không lái xe là điều mà mọi tài xế dù mới hay cũ đều cần phải tuân thủ. Vì khi lái xe trong trạng thái buồn ngủ, người lái rất có thể bị mất lái, dẫn đến tai nạn nghiệm trọng, đặc biệt là trên những đoạn đường cao tốc.
Do đó, khi có dấu hiệu buồn ngủ, các lái xe có thể tấp vào lề đường ngủ một chút, khoảng 15 – 30 phút, rồi đi tiếp. Hoặc có thể ghé quán nước nào đó, ngồi nghỉ ngơi cho hết cơn buồn ngủ rồi đi tiếp.

11. Vào cua trên đèo cần bóp còi

Đường nhỏ hẹp, vòng vèo, cua gấp là những dấu hiệu thường thấy ở các cung đường đèo. Nếu trên hành trình lái xe đường dài phải đi qua đèo, thì ở những đoạn cua, các tài xế cần vừa bóp còi vừa cua để ra tín hiệu cảnh báo với các xe ngược chiều khác.

12. Không đi song song với xe trọng tải lớn

Đi song song với xe trọng tải lớn được xem là điều tối kỵ với bất kỳ lái xe nào. Bởi khi có tình huống bất ngờ xảy ra, nguy cơ tai nạn là rất cao, hậu quả với các xe con là rất nghiêm trọng. Do đó nếu không ở trong tình thế bắt buộc, các lái xe cần chú ý tuyệt đối không chạy song song với các xe trọng tải lớn.

13. Nghỉ ngơi giữa chặng

Kinh nghiệm khi lái xe đường trường là các tài xế nên nghỉ ngơi giữa chặng. Điều này sẽ giúp tài xế bớt mệt mỏi, giữ sự tập trung và tỉnh táo khi lái xe.
Theo đó, các tài xế nên nghỉ ngơi sau mỗi 2 giờ hoặc 200 km lái xe liên tục.

14. Đổ đầy nhiên liệu

Hết xăng giữa đường sẽ làm hành trình lái xe của bạn gián đoạn. Hơn thế, khi lái xe đường dài, nhất là trên các tuyến đường cao tốc hay đường núi, các cây xăng cách nhau khá xa. Vì vậy các tài xế nên chủ động đổ nhiên liệu đầy bình và không nên để xăng hết cạn thì mới đổ thêm.

15. Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ

Khi lái xe đi đường, các lái xe có thể được yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ. Do đó, trên mỗi hành trình lái xe dù ngắn hay dài, các tài xế nên chủ động bằng cách chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân và các giấy tờ xe cần thiết. Ví dụ như: chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe, số đăng kiểm, bảo hiểm xe…

Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc 15 kinh nghiệm lái xe đường trường cho các tài xế mới. Hy vọng đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích.