Lái xe ô tô phát sinh sự cố là chuyện thường tình, khó tránh khỏi. Do đó, các tài xế nên nắm vững các sự cố thường hay gặp phải và cách xử lý đơn giản, hiệu quả. Điều này giúp các tài xế chủ động hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho chính mình và những người ngồi trên xe.
Dưới đây là 15 sự cố lái xe ô tô thường gặp mà bạn không nên bỏ qua. Hãy lưu lại ngay những cách xử lý sự cố lái xe ô tô mà chúng tôi tổng hợp dưới đây để có hành trình lái xe dễ dàng và an toàn nhất.
1. Mất phanh khi lái xe ô tô
Khi lái xe ô tô, mất phanh là một trong những sự cố có thể gặp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất với cả tài xế và người ngồi trên xe. Khi phát hiện mất phanh, các tài xế rất dễ bị mất bình tĩnh dẫn tới mất lái và xảy ra tai nạn giao thông.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, khi mất phanh, các tài xế có thể xử lý như sau:
– Giữ bình tĩnh nhất có thể. Bởi việc giữ được bình tĩnh sẽ giúp các tài xế tập trung xử lý tốt tính huống khi đó, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
– Đạp chân phanh liên tục bởi rất có phanh xe của bạn sẽ hoạt động trở lại.
– Sử dụng phanh tay thật nhịp nhàng.
– Áp dụng kỹ thuật dồn số nhằm mục đích có thể hãm xe lại.
Khi đã áp dụng các chỉ dẫn trên, nếu xe của bạn vẫn lao đi với tốc độ quá nhanh, bạn sẽ buộc phải cho xe đâm vào vật cản nào đó. Trường hợp này, bạn nên chọn các vật cản như bùn, cây hay đống cát để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra cho cả người và xe.
2. Vô lăng khó điều khiển
Vô lăng khó điều khiển là sự cố mà các tài xế rất có thể gặp khi đang lái xe ô tô. Với sự cố phát sinh này, bạn cần nhấn xi nhan, đỗ xe tấp vào lề đường để kiểm tra nhanh. Bạn sẽ tiến hành kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực tay lái xe có bị hỏng hay đứt không.
Với trường hợp nặng hơn là vô lăng không thể điều khiển, các lái xe cần giữ bình tĩnh, nhanh chóng bật cảnh báo nguy hiểm. Tiếp đó, bạn giảm số, giảm ga, bấm còi hoặc ra hiệu bằng tay rồig phanh xe dừng lại. Sau khi kiểm tra, nếu không thể khắc phục được, tài xế cần gọi cứu trợ tới giúp xử lý tình huống này.
3. Kẹt ga
Khi đang lái xe ô tô mà gặp sự cố kẹt ga, các tài xế có thể xử lý theo hướng dẫn sau:
– Đầu tiên, bạn cần dừng xe lại. Tuy nhiên, bạn cần ra tín hiệu rồi từ từ dừng xe để xe phía sau không đâm vào mình hay phát sinh các sự cố bất ngờ khác.
– Tiếp đó, bạn nhanh chóng đưa chân ra khỏi pedal để nhận định được tình hình,
– Cuối cùng, bạn cần chuyển số về mo hoặc tiến hành đạp chân côn để tách liên kết.
Lưu ý rằng, nếu bạn không thể đưa cần số về mo thì cần nhanh chóng tắt động cơ xe đi. Với cá xe khởi động bằng nút bấm mà không dùng chìa khóa, bạn chỉ có cách duy nhất là trả xe về số mo.
4. Tăng tốc đột ngột
Tăng tốc đột ngột thường xảy ra khi người lái xe ô tô hoảng loạn do gặp sự cố phát sinh bất ngờ nào đó trên hành trình lái xe, thay vì đạp chân phanh, lái xe lại đạp chân ga. Trường hợp này thường xảy ra với tài xế lái xe số tự động hơn.
Trường hợp này, các lái xe có thể xử lý tương tự như với sự cố kẹt ga. Song để tránh sự cố phát sinh không đáng có này, các tài xế nên lái xe với tâm lý bình tĩnh, đi với tốc độ vừa phải.
5. Xe bị chết máy
Khi đang chạy xe đột nhiên bị chết máy là sự cố rất dễ gặp khi lái xe ô tô. Với trường hợp này, bạn có thể xử lý nhanh theo ba cách.
Cách thứ nhất, bạn có thể nhanh trí xử lý xe bằng cách cài xe về số 2, xe sẽ đi giật vài lần rồi sau đó có thể sẽ nổ máy trở lại.
Các thứ hai, nếu đưa xe về số 2 không được, tài xế cần nhờ tới sự trợ giúp của xe cứu trợ. Khi này, xe cứu trợ có thể dùng dây kéo kéo xe đang chết máy để giúp xe nổ máy trở lại.
Cách thứ ba, với trường hợp xe ô tô chết máy và khựng lại nhưng lái xe không muốn đẩy xe hay gọi cứu trợ, bạn có thể xử lý như sau:
– Bạn cài đặt xe về số 1;
– Tiến hành thả chân ga, côn và phanh;
– Xoay công tắc khởi động trở lại.
Nếu cả ba cách trên đều không hiệu quả, các lái xe buộc phải gọi cứu hộ giúp đỡ, đưa xe về gara gần nhất để khắc phục sự cố.
Lưu ý rằng, khi đã gặp sự cố xe chết máy và khắc phục được, các lái xe cần hết sức để ý chân ga nhằm tránh xe bị chết máy một lần nữa.
6. Xe có mùi lạ và có hiện tượng bốc khói trên nắp cabin
Khi đang lái xe ô tô, nếu phát hiện xe có mùi lạ và bốc khói trên nắp cabin, các lái xe cần dừng lại và lập tức kiểm tra nhanh xe của mình. Bởi, đây là một sự cố nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
Nguyên nhân của sự cố này có thể là do dầu hoặc nước làm mát bị chảy ra ngoài động cơ. Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, sự cố này có thể gây ra cháy, thậm chí là nổ. Bạn nên gọi cứu hộ, đưa xe đến gara để sớm xử khắc phục tình trạng này của xe.
7. Nhiệt độ xe quá cao, đèn báo lỗi nháy sáng liên tục
Đây là sự cố bạn có thể gặp phải khi hệ thống làm mát của xe bị hỏng, khiến nhiệt độ trong xe tăng cao và đèn báo lỗi nháy sáng liên tục. Trường hợp này dễ xảy ra khi xe của bạn phải di chuyển đường dài ở những nơi có nhiệt độ cao, nhất là vào mùa hè.
Khi xảy ra sự cố này, các lái xe có thể xử lý tình huống như sau:
– Bạn cần bình tĩnh, dừng xe lại và kiểm tra nhanh vấn đề xe đang gặp phải;
– Dừng xe khoảng 30 – 60 phút. Nếu động cơ làm mát vẫn không hoạt động trở lại thì bạn nên gọi cứu hộ mang xe tới gara, tránh trường hợp xe hỏng nặng hơn hay xảy ra cháy nổ.
8. Nổ lốp xe
Nổ lốp xe là sự cố bạn có thể gặp khi đang lái xe trên đường. Sự cố này xảy ra kèm theo tiếng nổ lớn, dễ khiến cho lái xe mất bình tĩnh, xe bị mất cân bằng và dẫn tới xảy ra tai nạn.
Khi xe phát sinh sự cố nổ lốp, các lái xe có thể xử lý như sau:
– Đạp chân ga ô tô trong khoảng vài giây để xe không bị chuyển hướng;
– Tiếp đó, bạn nhả ga từ từ để duy trì tốc độ cho xe. Lưu ý, khi này tài xế không nên nhấn phanh chân và phải cố gắng giữ cho xe đi đúng làn đường;
– Cuối cùng, khi đã kiểm soát được xe của mình, lái xe từ từ đánh lái xe tấp vào lề đường và chờ cứu hộ tới.
9. Vỡ hoa lốp xe
Vỡ lốp hoa là sự cố xảy ra khi hoa lớp và dây thép phía trong xe bị rời ra một phần hoặc toàn phần. Khi bị vỡ lốp hoa, xe sẽ có hiện tượng rung lắc mạnh và dễ bị mất thăng bằng.
Thực tế, đây là một lỗi kỹ thuật rất nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều thiệt hại khôn lường khi lái xe ô tô. Do đó, khi sự cố này phát sinh, các lái xe cần nhấn ga từ từ và cố gắng cầm lái thật vững để di chuyển xe về gara kiểm tra và sửa chữa.
10. Vỡ kính xe
Vỡ kính xe ô tô là sự cố có thể phát sinh khi xe đang di chuyển thì bị vật cản có trọng lượng lớn va vào. Trường hợp nhẹ, lái xe có thể xử lý bằng cách dán băng keo để cố định tạm thời. Trường hợp nặng, kính bị vỡ hoàn toàn, lái xe cần tiến hành giảm tốc, bật đèn ưu tiên và cho hạ hết các kính còn lại xuống để có thể cân bằng áp suất bên trong xe. Sau đó, lái xe tấp vào lề đường và chờ cứu hộ tới.
11. Xe trượt nước
Trượt nước là sự cố có thể xảy ra khi lái xe trong thời tiết trời mưa hay khi lái xe ô tô trên những con đường ướt. Nếu điều này xảy ra, lái xe sẽ cảm thấy đầu xe bỗng nhẹ hơn, xe bắt đầu đi chệch khỏi làn đường đang lái, bánh xe dường như lướt trên mặt nước chứ không phải đẩy nước sang hai bên.
Khi gặp tình huống này, lái xe hãy thả chân ga ra và cố gắng giữ cho xe ô tô chạy thẳng và dần lấy lại kiểm soát. Đặc biệt lưu ý rằng, lái xe khi này không nên nhấn phanh hay đánh lái, vì sẽ khiến xe bị trượt dài, rất dễ gây tai nạn.
12. Xe chạy lệch khỏi làn đường
Khi tránh xe đối diện ở những đoạn đường nhỏ hay ở khúc cua, người lái xe rất dễ bị chạy lệch khỏi làn đường đang lái. Khi này, bạn có thể lập tức xử lý như sau:
– Từ từ giảm ga, nhưng không nhấn phanh;
– Đánh lái theo góc nhỏ để dần đưa xe trở lại đúng làn đường. Lưu ý rằng, tài xế không nên đánh lái góc rộng vì bề mặt ngoài của xe có thể không đáp ứng được được xoay của bánh xe và rất dễ phát sinh tai nạn.
13. Xe dừng bất ngờ do không có hệ thống phanh ABS
Với những xe không có hệ thống phanh ABS, việc nhấn phanh gấp, bất ngờ là điều rất khó và nguy hiểm khi lái xe ô tô, bất kể đi nhanh hay chậm.
Trong trường hợp khẩn cấp, buộc phải phanh gấp, người lái xe nên duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết để có thể kiểm soát tốt tình huống lái xe của mình. Phanh nhả liên tiếp chính là cách tốt nhất để bạn có thể dừng xe mà không bị văng đuôi.
14. Dây curoa bị nứt
Sau thời gian dài sử dụng, dây curoa (còn gọi là dây đai cam) có thể bị mòn, nứt, vỡ… Sự cố này xảy ra sẽ khiến trục cam và trục khuỷu hoạt hoạt động mất đồng bộ, dẫn tới nhiều nguy hại cho vận hành của động cơ xe. Ví dụ, các van và pít tông có thể bị bẻ cong, hay tình huống xấu nhất còn có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Khi phát hiện dây curoa bị nứt, cách tốt nhất là chủ xe nên tiến hành thay dây curoa mới để đảm bảo an toàn cho hành trình lái xe ô tô cơ bản của mình.
15. Ống dẫn xăng có hiện tượng bị rò rỉ
Khi ống dẫn xăng bị hư hại, hiện tượng xăng bị rò rỉ sẽ xảy ra. Dấu hiệu để nhận biết sự cố này là xăng bị rỉ ra ngoài, xe có mùi khó chịu, xăng cạn nhanh bất thường. Về lâu dài, xe ô tô còn nhả ra khói đen, trắng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho xe.
Do đó, khi phát hiện ống dẫn xăng bị rò rỉ, các lái xe cần mang xe ra gara để sớm khắc phục, xử lý tình trạng này.
Để mỗi hành trình lái xe ô tô thêm an toàn, thuận lợi, các chủ xe nên trang bị thêm các thiết bị thông minh hỗ trợ lái xe an toàn như: màn hình giải trí ô tô, cảm biến áp suất lốp, camera 360…
Trên đây, bài viết đã gửi tới bạn đọc 15 sự cố lái xe ô tô thường gặp và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng đã đem tới bạn những thông tin hữu ích.